[Đăng ngày: 19/01/2018]

KẾ HOẠCH THỰC TẬP VÀ BẢO VỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHO SINH VIÊN KHÓA 38 (NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT)

KHÓA 39 (NGÀNH LUẬT, NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÀ NGÀNH NGÔN NGỮ ANH)

1. Những quy định chung về thực tập, báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp

1.1. Thực tập tốt nghiệp

- Sinh viên hệ chính quy Khóa 38 (ngành Quản trị - Luật) và Khóa 39 (ngành Luật, ngành Quản trị kinh doanh và ngành Ngôn ngữ Anh) chủ động liên hệ chỗ thực tập. Nếu sinh viên không tự liên hệ được chỗ thực tập thì Nhà trường sẽ hỗ trợ bằng cách giới thiệu sinh viên xin nơi thực tập;

- Sinh viên đăng ký nơi thực tập cho Lớp trưởng, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ của cơ quan dự kiến xin thực tập, số điện thoại liên lạc của sinh viên. Trên cơ sở danh sách đăng ký nơi thực tập, Phòng Đào tạo sẽ cập nhật vào hệ thống máy tính và cấp cho mỗi sinh viên một Giấy giới thiệu thực tập. Nếu sinh viên không liên hệ được chỗ thực tập theo Giấy giới thiệu này thì nộp lại cho Phòng Đào tạo để được cấp lại Giấy giới thiệu khác (Giấy giới thiệu lần 2);

- Những trường hợp làm thất lạc Giấy giới thiệu đã cấp nếu không có lý do chính đáng sẽ không được Phòng Đào tạo cấp lại Giấy giới thiệu;

- Sau khi có xác nhận của cơ quan tiếp nhận thực tập, sinh viên nộp lại Giấy giới thiệu (bản photo, kèm bản chính để đối chiếu) cho Văn phòng Khoa trước ngày 16/3/2018;

- Việc thực tập và làm báo cáo thực tập đối với sinh viên các lớp thuộc Chương trình đào tạo đặc biệt (Chất lượng cao; tăng cường tiếng Nhật và tiếng Pháp) sẽ do sinh viên chọn lựa một trong năm khoa luật: Thương mại, Dân sự, Quốc tế, Hình sự và Hành chính. Lớp trưởng nhận danh sách tại Phòng Đào tạo (từ ngày 26/01/2018) để sinh viên lớp mình chọn khoa quản lý việc thực tập và chấm báo cáo thực tập; và đăng ký cơ quan thực tập. Lớp trưởng nộp lại danh sách này cho Phòng Đào tạo (cơ sở Nguyễn Tất Thành) trước 11g00’ sáng, ngày 05/02/2018.

1.2. Báo cáo thực tập:

- Thực hiện Thông báo số 53/TB-ĐHL ngày 16/01/2017 của Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, từ năm học 2016-2017, sinh viên đi thực tập không viết Tiểu luận tốt nghiệp theo danh mục các đề tài do Khoa đưa ra. Thay vào đó, sinh viên phải làm Báo cáo thực tập cuối khóa, với khối lượng kiến thức được đánh giá là 2 tín chỉ.

- Các Khoa xây dựng Hướng dẫn viết báo cáo thực tập cuối khóa cho sinh viên Khoa mình và công bố để sinh viên biết  trước ngày 02/3/2018.

- Sinh viên viết báo cáo thực tập thuộc lĩnh vực chuyên môn của Khoa nào thì phải tuân thủ theo các tiêu chí và yêu cầu của Khoa đó. Trường hợp sinh viên viết báo cáo thực tập có nội dung thuộc chuyên môn của liên Khoa thì phải nêu rõ: báo cáo này được viết theo các tiêu chí và yêu cầu của Khoa nào. Ví dụ: sinh viên Khoa Luật Thương mại viết báo cáo thực tập có nội dung là tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp này, sinh viên phải nêu rõ là bản báo cáo này được viết theo các tiêu chí và yêu cầu của Khoa Luật Thương mại hay Khoa Luật Quốc tế.

- Sinh viên thuộc Khoa nào thì nộp báo cáo thực tập cho Khoa đó. Khi đó, đối với những sinh viên làm báo cáo thực tập có nội dung không thuộc chuyên môn của Khoa mình phụ trách thì lãnh đạo Khoa chuyển báo cáo này đến Khoa có chuyên môn để lãnh đạo Khoa này phân công giảng viên chấm; nhận lại kết quả từ giảng viên của Khoa có chuyên môn để công bố điểm cho sinh viên.

1.3. Khóa luận tốt nghiệp

1.3.1. Điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp

- Tính đến hết học kỳ 2 năm học 2016-2017 phải tích lũy đủ và đạt số tín chỉ đã được Nhà trường bố trí học theo quy định của từng chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy (theo thang điểm 4) tính đến hết học kỳ 2 năm học 2016-2017 (bao gồm cả các học phần học lại, học cải thiện) đạt từ 3,1 trở lên;

- Không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp không phải đi thực tập (trừ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh), làm báo cáo thực tập và học, thi các học phần chuyên môn.

Khi có đủ các điều kiện nêu trên nhưng sinh viên không có nguyện vọng làm khóa luận tốt nghiệp thì làm đơn nộp cho Phòng Đào tạo (trước ngày 02/3/2018) và thực hiện việc đăng ký thực tập; học và thi các học phần kỹ năng, chuyên môn theo Thông báo số 39/TB-ĐHL ngày 19/01/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về học và thi các học phần chuyên môn thay thế cho các môn thi tốt nghiệp.

1.3.2. Đề tài khoá luận tốt nghiệp

- Sinh viên có đủ điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp đăng ký đề tài với Khoa mà sinh viên theo học. Riêng sinh viên ngành Quản trị - Luật chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tính chất song ngành (Luật và Quản trị kinh doanh) và do lãnh đạo của Khoa Luật Thương mại và Khoa Quản trị phối hợp bố trí giảng viên hướng dẫn;

- Sinh viên các lớp đại trà chỉ được lựa chọn một ngôn ngữ là tiếng Việt để viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp; sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp bằng ngôn ngữ tiếng Anh;

- Sinh viên ngành Luật, nếu muốn chọn đề tài của các Khoa khác thì nhất thiết phải được lãnh đạo hai Khoa chấp thuận;

- Các Khoa dựa trên số lượng sinh viên được xét làm khoá luận tốt nghiệp để ra đề tài và công bố cho sinh viên biết và đăng ký;

- Khoá luận tốt nghiệp phải được trình bày theo đúng quy định về phông chữ, cỡ chữ, khổ giấy, bìa, cách bố trí và số trang quy định tối thiểu là 40 trang (các Khoa hướng dẫn cụ thể).

1.3.3. Đối với sinh viên các lớp thuộc Chương trình đào tạo đặc biệt (Chất lượng cao; tăng cường tiếng Nhật và tăng cường tiếng Pháp):

- Sinh viên không được chọn làm khóa luận tốt nghiệp thì phải đi thực tập, làm báo cáo thực tập và học, thi các học phần kỹ năng, chuyên môn theo quy định;

- Sinh viên được chọn viết khóa luận tốt nghiệp tham khảo đề tài khóa luận tốt nghiệp của một trong năm Khoa thuộc ngành Luật để đăng ký. Sau khi đăng ký đề tài khóa luận và nhận phân công giảng viên hướng dẫn từ lãnh đạo Khoa, lớp trưởng lập danh sách (kèm số điện thoại liên lạc) nộp về Phòng Đào tạo trước ngày 16/3/2018;

- Sinh viên lớp Chất lượng cao và lớp tăng cường tiếng Pháp chỉ được lựa chọn một ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh (hoặc Pháp) để viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Trường hợp sinh viên chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (hoặc Pháp) thì phải lựa chọn từ danh mục đề tài của các Khoa và đăng ký với cô Huỳnh Thị Thu Trang (Giám đốc Trung tâm Quản lý Đào tạo chất lượng cao và Đào tạo quốc tế - sau đây viết tắt là Trung tâm, phòng A.902) trước ngày 02/3/2018; nếu chọn đề tài không có trong danh mục do các Khoa công bố thì phải làm đơn đề xuất tên đề tài dự định nghiên cứu, kèm theo đề cương ngắn gọn gửi Trung tâm trước ngày 28/02/2018;

Căn cứ tình hình thực tế, Giám đốc Trung tâm sẽ xem xét và quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận và hướng dẫn sinh viên chọn đề tài khác để viết khóa luận.

- Sinh viên lớp tăng cường tiếng Nhật chỉ được lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt để viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

2. Kế hoạch cụ thể

2.1. Thực tập tốt nghiệp

- Từ ngày 29/01/2018 đến ngày 02/02/2018: sinh viên đăng ký cơ quan thực tập cho Lớp trưởng;

- Trước ngày 02/02/2018: các Khoa công bố cho sinh viên biết về Kế hoạch thực tập và các yêu cầu, tiêu chí đánh giá Báo cáo thực tập;

- Ngày 05/02/2018: Lớp trưởng nộp danh sách sinh viên đăng ký thực tập cho Phòng Đào tạo (cơ sở Nguyễn Tất Thành), trước 11g00’ sáng;

- Ngày 05/3/2018: Lớp trưởng nhận Giấy giới thiệu thực tập tại Phòng Đào tạo (cơ sở Nguyễn Tất Thành), từ 10g00’ sáng và sau đó phát ngay cho sinh viên lớp mình;

- Từ ngày 05/3/2018 đến ngày 16/3/2018: sinh viên tự liên hệ nơi thực tập và nộp Giấy xác nhận nơi thực tập (nộp bản photo, kèm bản chính để đối chiếu) cho Văn phòng Khoa;

- Chậm nhất là ngày 16/3/2018, trợ lý Khoa gửi Kế hoạch thực tập của Khoa mình cho Phòng Đào tạo (gửi kèm file);

- Từ ngày 19/3/2018 đến ngày 23/3/2018: sinh viên chuẩn bị đi thực tập và điều chỉnh sai sót liên quan đến vấn đề thực tập (nếu có). Các điều chỉnh liên quan đến vấn đề thực tập, sinh viên đều phải thông báo hoặc nộp lại Giấy giới thiệu thực tập (nộp bản photo, kèm bản chính để đối chiếu) cho Văn phòng Khoa;

Trường hợp muốn thay đổi nơi thực tập sau khi sinh viên đã có xác nhận của cơ quan tiếp nhận thực tập thì để được cấp đổi Giấy giới thiệu thực tập, sinh viên phải có xác nhận lại của cơ quan đã tiếp nhận thực tập với nội dung: đồng ý cho sinh viên thay đổi nơi thực tập và phải có chữ ký và đóng dấu lên chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan đã tiếp nhận thực tập.

- Từ ngày 26/3/2018 đến ngày 25/5/2018: sinh viên đi thực tập. Trong thời gian này sinh viên phải hoàn thành Báo cáo thực tập theo yêu cầu của Khoa;

Riêng thời gian đi thực tập đối với sinh viên các lớp chất lượng cao Quản trị - Luật Khóa 38, Quản trị kinh doanh Khóa 39 và Ngôn ngữ Anh Khóa 39 là: từ ngày 16/4/2018 đến ngày 08/6/2018.

- Ngày 30/5/2018: nộp Báo cáo thực tập tại văn phòng Khoa (cơ sở Nguyễn Tất Thành). Đối với các lớp thuộc chương trình đào tạo đặc biệt, sinh viên nộp tại văn phòng Khoa (cơ sở Nguyễn Tất Thành) đã chọn trước khi đi thực tập;

Riêng thời gian nộp Báo cáo thực tập đối với sinh viên các lớp chất lượng cao Quản trị - Luật Khóa 38, Quản trị kinh doanh Khóa 39 và Ngôn ngữ Anh Khóa 39 là ngày 13/6/2018.

- Ngày 22/6/2018: công bố điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học.

2.2. Khoá luận tốt nghiệp

- Ngày 25/01/2018: công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp;

- Từ ngày 29/01/2018 đến ngày 31/01/2018: các Khoa công bố đề tài khoá luận tốt nghiệp để sinh viên đăng ký; hạn chót sinh viên đăng ký: ngày 02/3/2018;

- Từ ngày 05/3/2018 đến ngày 01/6/2018: sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp;

- Ngày 05/6/2018: nộp khóa luận tốt nghiệp tại cơ sở Nguyễn Tất Thành, cụ thể:

+ Văn phòng Khoa: sinh viên các lớp đại trà thuộc các ngành: Luật, Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh;

+ Phòng Đào tạo:

○ Sinh viên chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị - Luật;

○ Sinh viên chất lượng cao ngành Luật, tăng cường tiếng Nhật;

○ Sinh viên chất lượng cao ngành Luật, tăng cường tiếng Pháp làm khóa luận bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

+ Trung tâm Quản lý Đào tạo chất lượng cao và Đào tạo quốc tế: sinh viên lớp chất lượng cao ngành Luật, tăng cường tiếng Pháp làm khóa luận bằng ngôn ngữ tiếng Pháp.

- Ngày 14/6/2018 và ngày 15/6/2018: các Khoa tổ chức cho sinh viên bảo vệ khoá luận tốt nghiệp;

- Ngày 16/6/2018 và 17/6/2018: Phòng Đào tạo tổ chức cho sinh viên bảo vệ khoá luận tốt nghiệp;

- Thời gian tổ chức bảo vệ khóa luận cho sinh viên chất lượng cao ngành Luật, tăng cường tiếng Pháp làm bằng ngôn ngữ tiếng Pháp sẽ được Trung tâm Quản lý Đào tạo chất lượng cao và Đào tạo quốc tế thông báo sau.

3. Về việc nộp chứng chỉ TOEIC quốc tế (hoặc chuẩn tương đương).

- Để được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân, trình độ tiếng Anh (hoặc Ngoại ngữ thứ 2) của sinh viên phải đạt chuẩn TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương; chuẩn trình độ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong thời hạn 02 năm, tính đến ngày 15/6/2018, sau đây:

+ Đối với sinh viên ngành Quản trị - Luật: tối thiểu 470 điểm;

+ Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh: tối thiểu 500 điểm;

+ Đối với sinh viên ngành Luật:

○ Khoa Luật Hình sự và Hành chính: tối thiểu 450 điểm;

○ Khoa Luật Dân sự và Quốc tế: tối thiểu 470 điểm;

○ Khoa Luật Thương mại: tối thiểu 500 điểm;

○ Lớp Chất lượng cao, nhóm chuyên ngành Hành chính - Tư pháp: tối thiểu 530 điểm;

○ Lớp Chất lượng cao, nhóm chuyên ngành Thương mại - Dân sự - Quốc tế: tối thiểu 600 điểm;

Riêng Lớp tăng cường tiếng Pháp (AUF): tối thiểu DELF-B1, Lớp tăng cường tiếng Nhật: tối thiểu JLPT3.

+ Đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý: chuẩn năng lực ngoại ngữ phải đạt trình độ như sau:

a) Tiếng Anh: đạt từ 6,5 IELTS trở lên;

b) Ngoại ngữ thứ 2: có một trong năm thứ tiếng đạt trình độ:

○ Tiếng Pháp: đạt từ DELF A2 trở lên;

○ Tiếng Nhật: đạt từ JLPT N4 trở lên;

○ Tiếng Nga: đạt từ TRKI 1 trở lên;

○ Tiếng Trung: đạt từ HSK 3 trở lên;

○ Tiếng Đức: đạt từ ZD trở lên.

○ Nếu sinh viên không đạt năng lực Ngoại ngữ thứ 2 của một trong năm thứ tiếng theo quy định nêu trên thì chuẩn trình độ tiếng Anh phải đạt từ 7,0 IELTS trở lên.

- Thời gian và địa điểm nộp chứng chỉ:

+ Thời gian: từ ngày 05/3/2018 đến ngày 15/6/2018;

+ Địa điểm: Phòng Đào tạo (A.102), số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Q4.

4. Công nhận tốt nghiệp: Sinh viên thuộc các ngành, lớp có đủ các điều kiện sau đây sẽ được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân trình độ đại học:

- Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của khóa học đối với từng chương trình đào tạo (bao gồm cả số tín chỉ của các học phần điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và ngoại ngữ);

- Không còn học phần bị điểm F;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên (theo thang điểm 4); riêng các lớp thuộc chương trình đào tạo đặc biệt phải đạt từ 2,50 trở lên (theo thang điểm 4);

- Đạt được chuẩn trình độ tiếng Anh (hoặc Ngoại ngữ 2) theo quy định tại mục 3 đối với từng ngành, lớp;

- Tích lũy đủ và đạt số tín chỉ của các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh;

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức đình chỉ học tập trở lên.

5. Chi phí làm bằng, Lễ tốt nghiệp và Lễ phục tốt nghiệp

- Chi phí quản lý hành chính về thực tập và làm bằng tốt nghiệp đại học: 150.000đ/ sinh viên; Riêng sinh viên ngành Quản trị - Luật: 250.000đ/ sinh viên (nhận 2 văn bằng).

- Chi phí về Lễ tốt nghiệp và Lễ phục tốt nghiệp sẽ được Phòng Công tác Sinh viên thông báo sau.

- Từ ngày 29/01/2018 đến ngày 02/02/2018: sinh viên nộp lệ phí cho Lớp trưởng.

- Ngày 05/02/2018: Lớp trưởng nộp lại lệ phí và nộp danh sách sinh viên đăng ký thực tập cho Phòng Đào tạo.

- Lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp: dự kiến giữa tháng 7/2018./.

Các tin khác :
Trường Đại Học Luật Tp. HCM
Trụ sở: 02 Nguyễn Tất Thành - Phường 12 - Quận 4 - TP.Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: 123 Quốc lộ 13 - Phường Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - TP.Hồ Chí Minh
Lượt truy cập : 6692867
Đang online : 58
Bản quyền (C) 2009 thuộc Đại học Luật TP.HCM - Phát triển bởi PSC